Chúng tôi gọi em là ’Cục - buồn - màu - xanh’

Em Nguyễn Trọng Đạt sinh năm 2002 tại Phú Yên. Bất kỳ ai lần đầu gặp em cũng nhận thấy ngay một khuôn mặt hiền lành nhưng ẩn chứa nhiều nỗi buồn. Có lẽ tong những trang sách cuộc đời của Đạt, chưa một ngày nào em vui. Chúng tôi gọi Đạt là cục – buồn – màu – xanh.

Em Nguyễn Trọng Đạt sinh năm 2002 tại Phú Yên. Bất kỳ ai lần đầu gặp em cũng nhận thấy ngay một khuôn mặt hiền lành nhưng ẩn chứa nhiều nỗi buồn. Có lẽ tong những trang sách cuộc đời của Đạt, chưa một ngày nào em vui. Chúng tôi gọi Đạt là cục – buồn – màu – xanh.

Mẹ Đạt có bầu vào năm 39 tuổi. Khi Đạt được sinh ra, người cha bỏ đi, không ai biết tin tức của ông ấy cho đến tận bây giờ. Số phận đã đẩy Đạt trở thành một đứa trẻ mồ côi vào năm em lên 4 tuổi, khi mẹ của em mất sớm sau một cơn bệnh. Nỗi buồn chưa dưng lại ở đó khi em dần hiểu rằng mình không phải là một đứa trẻ bình thường như bao đứa trẻ khác. Tại sao bộ phận sinh dục của mình của mình lại như vậy? Tại sao của mình không giống như của những bạn khác? Đạt không có cha để có thể hỏi những điều sâu kín tế nhị như vậy, em cũng không còn mẹ để có thể òa khóc mỗi khi bị chúng bạn trêu chọc. Đạt câm nín riết rồi quen với bao câu hỏi hoang mang về cơ thể mình, bởi không có ai cạnh bên dạy em cách tự bảo vệ bản thân, cách tự chống chọi lại những sự kỳ thị cứ bủa vây em từng ngày.

Đạt sống với dì nhưng trớ trêu thay, dì của Đạt mắc chứng bệnh tự kỷ nên không có khả năng lao động để nuôi cháu. Toàn bộ chi tiêu hàng tháng của hai dì cháu đều hoàn toàn dựa vào tiền trợ cấp của xã. Thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người mẹ, thiếu đi sự chỉ bảo từ người cha, Đạt và người dì tự kỷ sống dựa vào nhau, rau cháo nuôi nhau qua ngày. Gầy gò và suy dinh dưỡng do ăn uống thiếu thốn là vậy nhưng Đạt đã trở thành người tự chủ trong cuộc sống của mình và đôi khi là cả của dì. Khi đi học, Đạt được nhiều người hảo tâm quyên góp cho em sách vở cũ, quần áo cũ, …. Nhờ vậy mà em cũng học tới lớp 11. Em rất thích môn Sử và Địa, ước mơ của em là được trúng tuyển đại học để sau này kiếm được việc làm tốt.

Khuyết thiếu bẩm sinh ở bộ phận sinh dục khiến Đạt thấy đầy mặc cảm với bạn bè khi bị chọc ghẹo ở trường. Đối mặt với những lời lăng mạ, kỳ thị tồi tệ, Đạt vẫn ngậm đắng nuốt cay bởi em không biết phải làm sao, em đâu mong muốn sinh ra bị như vậy! Cô đơn, bệnh tật và buồn tủi, Đạt tâm sự: “Nhiều lúc con rất mặc cảm và cảm thấy buồn vì những dị tật mà con đang mắc phải, những lời trêu ghẹo đôi khi mang tính sỉ nhục tác động rất lớn tới tâm lý của con. Ước mơ của con là được phẫu thuật thành công để có thể tự tin và tìm lại được giới tính của mình, để con không còn phải mặc cảm và tự trách về số phận”.

Rất may mắn khi Đạt tìm tới chương trình “Thiện Nhân và những người bạn”, không có gì là quá muộn, tuy Đạt đến tận năm lớp 11 mới gặp được chương trình nhưng chúng tôi luôn tin rằng số phận sẽ luôn mỉm cười với em, Cục - buồn - màu - xanh nhé!
 

Chúng con cũng cần một mái nhà

Hãy giúp Thiện Nhân trở thành bé trai đúng nghĩa!

Hãy giúp Thiện Nhân trở thành bé trai đúng nghĩa!

​​​​​​​Ngày Thiện Nhân chào đời, gia đình chưa kịp vui mừng thì nhận được tin rằng bác sĩ không thể phân biệt được giới tính của em. Khi vừa đỡ em ra khỏi bụng mẹ, nếu muốn xác định giới tính của em thì bắt buộc phải lấy máu xét nghiệm. Mà lúc đó, em nhỏ bé thế, chẳng ai nỡ lấy máu của em, vậy nên bác sĩ bảo cứ để mẹ nuôi em thêm vài tháng nữa. Được chăm sóc tới tháng thứ 3, mẹ cho em đi xét nghiệm và bác sĩ xác định giới tính của em là nam. Không chỉ vậy, Thiện Nhân còn mắc căn bệnh lỗ tiểu thấp thể nặng, tinh hoàn của em bị lạc chỗ và gây rối loạn về sự phát triển giới tính.

Cùng giúp Khánh Minh được trở thành ’người bình thường’

Cùng giúp Khánh Minh được trở thành ’người bình thường’

Khánh Minh được sinh ra vào một ngày tháng 4 đẹp trời. Vậy mà khi em vừa chào đời, cha mẹ như “chết lặng” khi biết cậu con trai của mình mắc một chứng bệnh kỳ lạ. Toàn bộ vùng kín của em bị dính lại thành cục, lộ ra những khối nhầy lớn đầy máu. Dị dạng bất thường này khiến em không thể tiểu tiện và đại tiện riêng biệt mà phải chung một đường.

Phạm Trần San Ny - “hạt cát” bé bỏng với sức mạnh phi thường

Phạm Trần San Ny - “hạt cát” bé bỏng với sức mạnh phi thường

Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sẽ trở nên tài giỏi, nhưng chị Trần Minh Thức và anh Phạm Văn Thứ thì khác, họ chỉ muốn con mình được bình yên trưởng thành nên đã đặt tên cho bé là San Ny, nghĩa là hạt cát bé bỏng. Khi vừa sinh ra, bác sĩ chẩn đoán và kết luận cậu bé bị khá nhiều căn bệnh như thoát vị cơ hoành, lỗ tiểu thấp, tinh hoàn ẩn, phổi thiểu sản, … Trẻ em bị thủng cơ hoành nặng ở Việt Nam thường ít có cơ hội sống sót, bởi có rất nhiều diễn biến khó lường. Cha mẹ của bé cũng không thể hiểu tại sao con mình lại mắc nhiều bệnh đến thế, thế nhưng sức mạnh phi thường của Phạm Trần San Ny đã giúp em vượt qua những điều ấy một cách bền bỉ, mạnh mẽ.

QUYÊN GÓP
ĐỂ TẠO NÊN ĐIỀU KÌ DIỆU

Tham gia cùng Thiện Nhân & Friends để đem sự màu nhiệm đến cuộc sống của những em nhỏ bị tổn thương

THAM GIA CÙNG CHÚNG TÔI

Danh sách quyên góp

Vui lòng liên hệ quỹ để truy xuất thông tin quyên góp