Cô gái dị tật còn một chân, yêu mẹ nhất trên đời

Tống Mai Lan, cái tên được kết hợp từ hai loài hoa đẹp là hoa mai và hoa lan, là biểu tượng cho điều tốt lành và sự may mắn. Thế nhưng thật không may rằng những điều tốt lành và may mắn đó lại không đến với cuộc đời của em. Em mang trong mình những căn bệnh và khuyết thiếu như lộ bàng quang, lòi ruột phía bụng, không có rốn, không có xương chậu, thận phải và cả chân phải.

Tống Mai Lan, cái tên được kết hợp từ hai loài hoa đẹp là hoa mai và hoa lan, là biểu tượng cho điều tốt lành và sự may mắn. Thế nhưng thật không may rằng những điều tốt lành và may mắn đó lại không đến với cuộc đời của em. Em mang trong mình những căn bệnh và khuyết thiếu như lộ bàng quang, lòi ruột phía bụng, không có rốn, không có xương chậu, thận phải và cả chân phải.

Mẹ em khi ấy mới 21 tuổi, vẫn đang đau đớn trên bàn mổ, còn bố em khi thấy con gái như vậy đã bỏ đi mất, nhà nội thì không đoái hoài kể từ khi em được sinh ra. Biết bao nhiêu lần mẹ phải đưa em đi phẫu thuật, thăm khám, giờ mỗi khi đi đâu em cũng phải mang theo cái chai nhỏ để “tháo nút” cho nước tiểu từ ống thông sang chai nhỏ, rồi lại cất vào túi. Tiền mua ống thông tiểu rất tốn kém do phải dùng nhiều ống trong một ngày, bởi vậy mà mẹ em đã chế ra những chiếc ống thông bằng cao su để giảm thiểu chi phí.

Bị nhiều tật như vậy nhưng mà em “nghịch” lắm, nhà chỉ có hai mẹ con, mỗi lần mẹ đi vắng, dù chỉ có một chân, em vẫn bò bằng cả 2 tay và cái chân còn lại, tự nhảy lên xe lăn và đi khắp các nhà trong xóm để chơi cho đỡ buồn. Luôn tay luôn chân hoạt động là vậy nhưng sau một lát là em lại nhăn mặt cầm tay mẹ đặt vào lưng, những khi ấy mẹ em lại kiên nhẫn ngồi đấm lưng cho con. Thế nhưng tinh thần sống, khao khát sống mãnh liệt trong cơ thể đầy khiếm khuyết ấy chưa bao giờ thôi bùng cháy.

Chị Thắm đến từ Tuyên Quang, nuôi con trong cảnh neo đơn, làm lụng vất vả suốt cuộc đời để theo các cuộc phẫu thuật của con, sống trong cảnh cam chịu nhẫn nhục, đôi khi sự chai sạn tưởng như đã được đóng băng đã lại tan chảy khi nhìn cảnh con trẻ chịu khổ sở như vậy. “Lại cố gắng thôi ạ, con mình thì mình phải thương, phải theo đến cùng. Không lẽ, lại bỏ con đi giống như bố nó” - Câu nói xót xa ấy của người mẹ còn vấn vương mãi trong buổi khám tại bệnh viện Việt Đức.

Như lời mẹ em chia sẻ: “Biết con gái cả đời không hết được bệnh nhưng còn nước còn tát, em chỉ hy vọng con gái em có thể bớt khổ”. Trên cả cuộc đời này, không ai yêu con hơn mẹ, hãy cùng “Thiện Nhân và những người bạn” chúng tôi mang tới hy vọng cho hai mẹ con Mai Lan, để Mai Lan sẽ có được những điều tốt lành và may mắn giống như tên của em vậy.
 

Chúng con cũng cần một mái nhà

Hãy giúp Thiện Nhân trở thành bé trai đúng nghĩa!

Hãy giúp Thiện Nhân trở thành bé trai đúng nghĩa!

​​​​​​​Ngày Thiện Nhân chào đời, gia đình chưa kịp vui mừng thì nhận được tin rằng bác sĩ không thể phân biệt được giới tính của em. Khi vừa đỡ em ra khỏi bụng mẹ, nếu muốn xác định giới tính của em thì bắt buộc phải lấy máu xét nghiệm. Mà lúc đó, em nhỏ bé thế, chẳng ai nỡ lấy máu của em, vậy nên bác sĩ bảo cứ để mẹ nuôi em thêm vài tháng nữa. Được chăm sóc tới tháng thứ 3, mẹ cho em đi xét nghiệm và bác sĩ xác định giới tính của em là nam. Không chỉ vậy, Thiện Nhân còn mắc căn bệnh lỗ tiểu thấp thể nặng, tinh hoàn của em bị lạc chỗ và gây rối loạn về sự phát triển giới tính.

Cùng giúp Khánh Minh được trở thành ’người bình thường’

Cùng giúp Khánh Minh được trở thành ’người bình thường’

Khánh Minh được sinh ra vào một ngày tháng 4 đẹp trời. Vậy mà khi em vừa chào đời, cha mẹ như “chết lặng” khi biết cậu con trai của mình mắc một chứng bệnh kỳ lạ. Toàn bộ vùng kín của em bị dính lại thành cục, lộ ra những khối nhầy lớn đầy máu. Dị dạng bất thường này khiến em không thể tiểu tiện và đại tiện riêng biệt mà phải chung một đường.

Phạm Trần San Ny - “hạt cát” bé bỏng với sức mạnh phi thường

Phạm Trần San Ny - “hạt cát” bé bỏng với sức mạnh phi thường

Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sẽ trở nên tài giỏi, nhưng chị Trần Minh Thức và anh Phạm Văn Thứ thì khác, họ chỉ muốn con mình được bình yên trưởng thành nên đã đặt tên cho bé là San Ny, nghĩa là hạt cát bé bỏng. Khi vừa sinh ra, bác sĩ chẩn đoán và kết luận cậu bé bị khá nhiều căn bệnh như thoát vị cơ hoành, lỗ tiểu thấp, tinh hoàn ẩn, phổi thiểu sản, … Trẻ em bị thủng cơ hoành nặng ở Việt Nam thường ít có cơ hội sống sót, bởi có rất nhiều diễn biến khó lường. Cha mẹ của bé cũng không thể hiểu tại sao con mình lại mắc nhiều bệnh đến thế, thế nhưng sức mạnh phi thường của Phạm Trần San Ny đã giúp em vượt qua những điều ấy một cách bền bỉ, mạnh mẽ.

QUYÊN GÓP
ĐỂ TẠO NÊN ĐIỀU KÌ DIỆU

Tham gia cùng Thiện Nhân & Friends để đem sự màu nhiệm đến cuộc sống của những em nhỏ bị tổn thương

THAM GIA CÙNG CHÚNG TÔI

Danh sách quyên góp

Vui lòng liên hệ quỹ để truy xuất thông tin quyên góp