Khổ sở với dị tật bẩm sinh, em Kring Chi Ân với mong ước được sống như người bình thường

Bé Kring Chi Ân vừa ra đời đã mắc phải dị tật bàng quang lộ ngoài. Em đến với chương trình Quỹ Thiện Nhân khi mới chỉ vài tháng tuổi, khi em còn chưa được đặt tên. Lúc đó, em còn quá nhỏ để cảm nhận được nỗi đau của căn bệnh mình gánh phải. Kring Chi Ân sinh ra trong một gia đình thuộc dân tộc Ve – dân tộc thiểu số thuộc xã Đắc Pring, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây thuộc vùng biên cương xa xôi phía Tây Nam, rất khó để tới được bởi đường dốc cao vời vợi, dài ngút ngát và đặc biệt là khi gặp mưa rừng thì việc đi lại sẽ càng khó khăn hơn.

Bé Kring Chi Ân vừa ra đời đã mắc phải dị tật bàng quang lộ ngoài. Em đến với chương trình Quỹ Thiện Nhân khi mới chỉ vài tháng tuổi, khi em còn chưa được đặt tên. Lúc đó, em còn quá nhỏ để cảm nhận được nỗi đau của căn bệnh mình gánh phải. Kring Chi Ân sinh ra trong một gia đình thuộc dân tộc Ve – dân tộc thiểu số thuộc xã Đắc Pring, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây thuộc vùng biên cương xa xôi phía Tây Nam, rất khó để tới được bởi đường dốc cao vời vợi, dài ngút ngát và đặc biệt là khi gặp mưa rừng thì việc đi lại sẽ càng khó khăn hơn.

Ở Đắc Pring vẫn còn những phong tục tập quán xa lạ, người đàn ông trong gia đình thường đi làm nương vài ngày mới về. Bố của Kring Chi Ân tên là Kring Ban làm lao động phổ thông, mẹ em tên là Kring Thiết. Gia đình em thuộc hộ nghèo, chủ yếu làm nương rẫy. Thương con, anh Kring cũng cố kiếm thêm việc từ láng giềng xung quanh, thế nhưng công việc cũng chỉ đủ cho bữa ăn hằng ngày của gia đình, chưa kể đến chi phí cho những lần phẫu thuật, thuốc men cho con.

Lớn lên một chút, việc bàng quang lộ ngoài khiến bé vô cùng khổ sở trong việc vệ sinh cá nhân. Mỗi lần đi tiểu là bé lại cảm thấy đau và gặp nhiều khó khăn. Ở vùng dân tộc thiểu số, mọi người đều không thể hiểu tại sao bé lại bị vậy. May mắn thay có bác sĩ ở trong Đà Nẵng biết đến và đưa bé tới với các bác sĩ của chương trình Thiện Nhân. Kring Chi Ân đã được mổ hai lần, nhưng con đường chữa bệnh của bé còn dài, vẫn còn nhiều cuộc phẫu thuật đang chờ bé ở phía trước.

Hoàn cảnh của những người dân tộc sống ở vùng sâu vùng xa hẻo lánh, giáp biên giới đã rất vất vả, đặc biệt là với một em bé mắc căn bệnh này. Quỹ “Thiện Nhân và những người bạn” rất thấu hiểu hoàn cảnh này của gia đình em, quỹ sẽ cùng đồng hành với em trên hành trình chữa bệnh sắp tới cũng như cùng san sẻ gánh nặng với gia đình em. Hãy cùng chúng tôi trao tới những yêu thương, trao tới cơ hội được sống và được làm người bình thường cho các em nhé!

Chúng con cũng cần một mái nhà

Hãy giúp Thiện Nhân trở thành bé trai đúng nghĩa!

Hãy giúp Thiện Nhân trở thành bé trai đúng nghĩa!

​​​​​​​Ngày Thiện Nhân chào đời, gia đình chưa kịp vui mừng thì nhận được tin rằng bác sĩ không thể phân biệt được giới tính của em. Khi vừa đỡ em ra khỏi bụng mẹ, nếu muốn xác định giới tính của em thì bắt buộc phải lấy máu xét nghiệm. Mà lúc đó, em nhỏ bé thế, chẳng ai nỡ lấy máu của em, vậy nên bác sĩ bảo cứ để mẹ nuôi em thêm vài tháng nữa. Được chăm sóc tới tháng thứ 3, mẹ cho em đi xét nghiệm và bác sĩ xác định giới tính của em là nam. Không chỉ vậy, Thiện Nhân còn mắc căn bệnh lỗ tiểu thấp thể nặng, tinh hoàn của em bị lạc chỗ và gây rối loạn về sự phát triển giới tính.

Cùng giúp Khánh Minh được trở thành ’người bình thường’

Cùng giúp Khánh Minh được trở thành ’người bình thường’

Khánh Minh được sinh ra vào một ngày tháng 4 đẹp trời. Vậy mà khi em vừa chào đời, cha mẹ như “chết lặng” khi biết cậu con trai của mình mắc một chứng bệnh kỳ lạ. Toàn bộ vùng kín của em bị dính lại thành cục, lộ ra những khối nhầy lớn đầy máu. Dị dạng bất thường này khiến em không thể tiểu tiện và đại tiện riêng biệt mà phải chung một đường.

Phạm Trần San Ny - “hạt cát” bé bỏng với sức mạnh phi thường

Phạm Trần San Ny - “hạt cát” bé bỏng với sức mạnh phi thường

Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sẽ trở nên tài giỏi, nhưng chị Trần Minh Thức và anh Phạm Văn Thứ thì khác, họ chỉ muốn con mình được bình yên trưởng thành nên đã đặt tên cho bé là San Ny, nghĩa là hạt cát bé bỏng. Khi vừa sinh ra, bác sĩ chẩn đoán và kết luận cậu bé bị khá nhiều căn bệnh như thoát vị cơ hoành, lỗ tiểu thấp, tinh hoàn ẩn, phổi thiểu sản, … Trẻ em bị thủng cơ hoành nặng ở Việt Nam thường ít có cơ hội sống sót, bởi có rất nhiều diễn biến khó lường. Cha mẹ của bé cũng không thể hiểu tại sao con mình lại mắc nhiều bệnh đến thế, thế nhưng sức mạnh phi thường của Phạm Trần San Ny đã giúp em vượt qua những điều ấy một cách bền bỉ, mạnh mẽ.

QUYÊN GÓP
ĐỂ TẠO NÊN ĐIỀU KÌ DIỆU

Tham gia cùng Thiện Nhân & Friends để đem sự màu nhiệm đến cuộc sống của những em nhỏ bị tổn thương

THAM GIA CÙNG CHÚNG TÔI

Danh sách quyên góp

Vui lòng liên hệ quỹ để truy xuất thông tin quyên góp